AD (728x90)

CÂY CHÙM NGÂY- CÂY THẦN DIỆU- CÂY ĐỘ SINH
- Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international) , Drumstick tree (US), Horseradish tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen.
- Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae
- Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life ) Xem tiếp...
  • 2793 Pine St

    Hotline: 0907 28 55 46

    Chuyên nuôi trồng và cung cấp các sản phẩm làm từ Chùm Ngây, Mãng Cầu Xiêm, v.v...

  • 1100 Broderick St

    Hotline: 0907 28 55 46

    Chuyên nuôi trồng và cung cấp các sản phẩm làm từ Chùm Ngây, Mãng Cầu Xiêm, v.v...

  • Hotline: 0907 28 55 46

    Hotline: 0907 28 55 46

    Chuyên nuôi trồng và cung cấp các sản phẩm làm từ Chùm Ngây, Mãng Cầu Xiêm, v.v...

  • Hotline: 0907 28 55 46

    Hotline: 0907 28 55 46

    Trái cây chưa ít calo và chất béo, phần lớn trong trái cây là phân tử đường đơn giản giúp chuyển hóa nhanh chóng từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Bạn có thể chọn nhiều loại trái cây khác nhau cho thực đơn giảm cân của mình như : chuối, dưa hấu, dâu tây, chanh, kiwi… Ăn trái cây trực tiếp hoặc chế biến thành món sinh tố hay nước ép đều rất hấp dẫn.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Mối Chúa

Mối chúa được xem là món ăn có nhiều đạm, bổ cho những người yếu thận, tăng cường sinh lực, giúp khí huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng tráng dương,
bổ thận, người đau lưng uống vào giảm đau, người yếu sinh lý làm vài ly vô là… mạnh mẽ.

Mối Chúa
Từ con mối chúa, mối hậu người ta có thể làm nhiều món khác nhau từ rang, xào, hấp, chiên... Một đĩa mối chúa có khi lên đến vài trăm ngàn đồng chuyên phục vụ các “đại gia. Khách hàng có người mua chiên hay nướng ăn, cũng có người bỏ mối chúa vô chén nước mắm rồi bốc lên ăn sống. Phụ nữ cũng khoái ăn mối chúa, đồn rằng ăn mối chúa vào sinh nở dễ hơn!". Thế nhưng đa phần người ta dùng mối chúa ngâm rượu thuốc.Theo lương y Nguyễn Công Đức, y học cổ truyền thường dùng tổ mối chúa, hoặc tất cả các con mối cả chúa, thợ, lính để trị bệnh. Loại rượu được ngâm từ mối cũng rất đặc biệt, có công dụng bổ khí huyết, giúp tăng sinh lực, thân thể cường tráng, làm mát huyết trừ nhọt độc. Mối chúa rất quý hiếm, nên chọn con còn sống. Dùng 200 gr mối còn sống rửa sạch ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, ngâm trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ (độ 20ml), ngày dùng 3 lần sau mỗi bữa ăn./.

Đường dây nóng: 0907 28 55 46

Cây đinh lăng và những công dụng tuyệt vời

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình. Loại cây này không chỉ được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn mà còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc.
Cây Đinh lăng còn được gọi là Cây gỏi cá (vì thường được lấy lá ăn chung với gỏi cá) hay nam dương lâm. Đây là loại cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có tên khoa học là Polycias fructicosa.


Hình dáng cây đinh lăng: Đinh lăng có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, thân nhẵn, ít phân nhánh và cao khoảng 0,8-1,5m. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5 nhị, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ hai ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, chống dị ứng.... Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm). Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú
Nghiên cứu dược lý học hiện đại thì cho thấy, tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Trong đinh lăng có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế.

Công dụng của cây đinh lăng:


Phòng co giật ở trẻ

Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. 

Thông tia sữa, căng tức sữa

Để thông tia sữa và căng tức sữa  thì rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30 - 40gr. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống khi còn nóng.

Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp)

Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12gr; nhân trần 20gr; ý dĩ 16gr; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12gr; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8gr. Sắc uống ngày 1 thang. 
Chữa thiếu máu
Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100gr, tam thất 20gr, tán bột, sắc uống ngày 100gr bột hỗn hợp.

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng:

Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Càng không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng  phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Trước khi dùng cần có tư vấn của bác sỹ Đông y về liều lượng và cách sử dụng cho phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh./.
St
Đường dây nóng: 0907 28 55 46

Những Tác Dụng Của Trái Cây Với Sức Khỏe

Chúng ta đều biết trái cây có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, trái cây cung cấp vitamin và hàm lượng chất xơ cao giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích mà trái cây mang lại có thể bạn chưa biết đến.
1. Trái cây với việc giảm cân
Những Tác Dụng Của Trái Cây Với Sức Khỏe
Trái cây chưa ít calo và chất béo, phần lớn trong trái cây là phân tử đường đơn giản giúp chuyển hóa nhanh chóng từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Bạn có thể chọn nhiều loại trái cây khác nhau cho thực đơn giảm cân của mình như : chuối, dưa hấu, dâu tây, chanh, kiwi…
Ăn trái cây trực tiếp hoặc chế biến thành món sinh tố hay nước ép đều rất hấp dẫn.
2. Trái cây đối với làn da
Vừa tốt cho sức khỏe lại làm đẹp da, ăn trái cây mỗi ngày bạn sẽ có được làn da tươi trẻ, mịn màng mà không mất quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Những loại trái cây tốt cho da như: chuối, cam, bơ, như táo, đu đủ, chanh … có tác dụng lớn giúp bạn có một làm da sáng và khỏe mạnh.
Chúng ra còn có thể chế mặt nạ làm trắng da từ trái cây vừa an toàn lại hiệu quả.
3. Trái cây đối với phụ nữ mang thai
Trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu đồng thời kích thích sự phát triển của thai nhi. Trái cây chứa các chất dinh dưỡng như axit folic cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
Vitamin C là chất quan trọng cho việc hình thành các mô, da, cơ bắp và các cơ quan khác của thai nhi.
Trong thời gian mang thai, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những loại trái cây có thể ăn để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4. Trái cây với chế độ ăn uống
Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và trong trái cây có chứa rất nhiều nước, vô cùng cần thiết cho cơ thể. Lượng đường tự nhiên và chất béo chưa bão hòa trong trái cây rất tốt cho cơ thể của bạn.
5. Trái cây đối với sức khỏe
Ăn trái cây giúp chống oxi hóa và chống lão hóa, đặc biệt vitamin C giúp tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh và cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
6.Trái cây và sự lão hóa
Trài cây giúp kích thích tái tạo tế bào mới giúp bạn luôn khỏe mạnh, chống lão hóa. Chính vì thế muốn có được làn da khỏe đẹp theo thời gian bạn đừng quên trái cây hàng ngày nhé.
Đường dây nóng: 0907 28 55 46

Công Dụng Tuyệt Vời Của Qủa Gấc

Gấc là một loại quả quen thuộc và được trồng ở khắp cả nước, bên cạnh công dụng của gấc qua món ăn đó là xôi gấc thì loại quả còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp.
Quả gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis thuộc họ bầu bí nhưng sống rất dài. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm.
Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.
Cây được trồng khắp nơi trên đất nước ta. Mùa hoa vào tháng 6 - 8. Thu hoạch quả vào tháng 9 - 12. Nhân dân thường lấy cùi ruột quả đồ xôi, bóc lấy lớp màng hạt để chế dầu, còn hạt đem phơi hay sấy khô để dùng làm thuốc.

Công dụng làm đẹp và chữa bệnh từ quả gấc:

Trị mụn trứng cá, giúp da sáng mịn

Cùi quả gấc chín lượng vừa đủ, dằm nhuyễn, thêm vài giọt nước cốt chanh. Rửa sạch mặt, bôi hỗn hợp đó lên mặt, để khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tác dụng dưỡng da, trị mụn trứng cá rất tốt.

Giảm cholesterol

Theo tin tức trên báo Sức khỏe và Đời sống, gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người thừa cholesterol trong máu. Nếu sử dụng gấc thường xuyên và liên tục, bạn và gia đình sẽ giảm được lượng cholesterol không mong muốn, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, chống các bệnh tim mạch, tai biến, tăng cường tuổi thọ.
Tăng cường thị lực và làm đẹp da
Gấc có chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt, giúp làm sáng mắt và chữa một số bệnh liên quan tới mắt. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và dầu gấc được xem là thực phẩm hàng đầu trong việc làm da mịn màng, trắng hồng bởi thành phần của gấc và dầu gấc bao gồm β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất đồng thời bổ sung nguồn vitamin A giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Các món ăn từ gấc không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.
Tốt cho tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
st
Đường dây nóng: 0907 28 55 46

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Qủa Nhàu

Cây Nhàu có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền nam và một số tỉnh miền Trung.




Cây Nhàu có thể cao từ 6-8m, lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn dài từ 12 – 15cm, rộng 6 – 8cm. Trái nhàu hình tròn hoạc bầu dục, có từng múi nhỏ. Trái lúc còn non màu xanh lợt,  khi chín có màu trắng hoặc hồng, vị cay nồng, khó ngửi. Vì mùi vị khó chịu nên Đông y thường chỉ sử dụng rễ Nhàu hoặc thân cây Nhàu thái mỏng để làm thuốc. Rễ Nhàu bào ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng lợt hơn. Nhàu thường được nhân dân dùng chữa bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, thấp khớp, hen suyễn, suy nhược thần kinh…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả Nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả Dứa. Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.

Nhân dân ta nhiều nơi đã có truyền thống dùng rễ Nhàu thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Nhiều người cũng dùng trái Nhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái Nhàu chín để nhuận trường, hoạt huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.

Giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, Giáo sư Youngken thuộc trường địa học Dược khoa Massachusette và Giáo sư Ikeda thuộc trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia Nhật Bản… đã thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des raciness de Morinda Citrifolia) có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện.

Sách “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.

Những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy tinh thần được êm dịu, thư giãn dễ ngủ. Ngược lại, một số bệnh nhân bình thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì sắc rễ Nhàu uống, có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn. 

Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng đã được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Hồ ghi nhận: "Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy thuốc ấy ( nước sắc rễ Nhàu) tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tính tình người bệnh. Tính chất điều hòa thần kinh còn thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp. Trong một số trường hợp sức khỏe kém vì huyết áp thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc rễ Nhàu và chỉ thuốc ấy thôi đã gia tăng huyết áp của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số".

Các dẫn chất anthraquinon ( damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những hoạt chất chính của cây Nhàu, có tỷ lệ cao trong rễ nhàu. Năm 1994, TS. Phạm Huy Quyết nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch chiết toàn phần rễ cây Nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Ngoài tác dụng ổn định huyết áp qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hoàn huyết mạch nên rễ Nhàu vẫn đang là vị thuốc Nam thông dụng, được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.


Tác dụng của quả nhàu trong y học cổ truyền

Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp, kháng ung thư ...


Nhàu là cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp...

Dân gian có kinh nghiệm dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường. Các nghiên cứu còn phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium là một nguyên tố vi lượng có tác dụng kháng ung thư.

Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.

Chưa có nghiên cứu về lượng dùng quả nhàu cụ thể để chữa bệnh, song các nghiên cứu cho thấy nhàu không độc khi ăn, nên nếu có ăn nhiều cũng không sợ ngộ độc. Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì thế nên ăn sau bữa ăn (lúc no), không nên dùng khi còn đói có thể gây cồn cào ruột. Nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày trung bình 20 - 40g cho 2 lần.

TÁC DỤNG CHÍNH
Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.

THÀNH PHẦN:
Có 150 chất được tìm thấy trong 
quả nhàu, trong đó có: beta-carotence, canxi, axit linoleic, magiê, kali, protein, các vitamin nhóm B và những chất chống oxy hóa như vitamin C… Ngoài những chất này, quả nhàu đặc biệt có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzym prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo
• Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
• Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đai thực bào và tế bào bạch huyết họat động mạnh. Có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.
• Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.
• Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…

CÁCH DÙNG 

Uống 
nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu. Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau. Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.

UỐNG BAO NHIÊU THÌ ĐỦ 
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì:
• Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.
• Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.
• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.
• Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.
• Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 18-240ml/ngày.
• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.


Theo các nhà nghiên cứu, nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, có phân phối ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam . Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc.

Các bộ phận của 
cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi. Thu hái quanh năm (lá tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ). Phân tích trong rễ nhàu có chứa glucosid anthraquinonic gọi là moridin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Ngoài ra còn có các chất moridon, moridadiol, acid rubichloric, soranjidiol, alizarinmethyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Lá nhàu cũng có chứa chất moridin.


Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng. Ngày dùng 20-40g rễ khô sắc uống. Có thể nấu thành cao 1:3, hoặc sao vàng rồi ngâm rượu.


Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng. 


Quả nhàu khô còn được ngâm rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng (thìa) canh, trước hoặc sau bưã ăn. Hoặc đâm nhỏ quả nhàu khô dùng như pha trà uống hằng ngày thay trà.

Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.

Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc uống


Với hơn 60 chất có lợi cho sức khoẻ con người như: Sắt, Canxi, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12, Axít Folic, Magie, Phốt pho và nhiều khoáng chất… từ xưa trái nhàu từng được dùng trong bài thuốc "Bí quyết trường thọ" trong ngành y học cổ truyền châu Á và được xếp vào danh mục cây thuốc nam quý giá giúp tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa nhiều...
Trái nhàu (hay còn gọi là trái Noni) mọc và phát triển ở những vùng đất đỏ bazan trên các hòn đảo nhiệt đới phía nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, trái nhàu mọc nhiều ở Bà Rịa- Vũng Tàu và Đắc Lắc.
Hơn 2000 năm trước, những thổ dân ở đảo Tahiti đã biết sử dụng trái nhàu để nâng cao hệ miễn dịch, thải độc tố, chống lão hoá, cải thiện làn da, mái tóc... Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, loại bỏ tạp chất để sản xuất nước ép trái nhàu tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ. Tác dụng chống oxy hoá trong tinh chất nước trái nhàu giúp cân bằng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uỷ ban thực phẩm mới Châu Âu sau khi tiến hành kiểm nghiệm nước ép Noni đã tán đồng việc lưu hành nước ép trái nhàu như một loại thực phẩm mới ở Châu Âu.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Y học người Mỹ Neil Solomon, trái nhàu có công dụng phòng ngừa và giảm thiểu một số bệnh sau:
-         Dị ứng
-         Viêm khớp
-         Cao huyết áp
-         Bệnh về da và tóc
-         Bệnh tim
-         Hen suyễn
-         Tăng cường hệ miễn dịch
-         Bệnh đau nhức nửa đầu
-         Đa xơ hoá
-         Bệnh thận
-         Đột quỵ
-         Tăng sự minh mẫn
-         Trầm cảm
-         Đau sợi cơ…
Với phương châm vì sức khoẻ người Việt, công ty Vĩnh Tiến đã cùng người dân các vùng trồng nhàu cải tiến phương pháp chăm sóc cây nhàu ra vùng nguyên liệu nhàu ổn định để cung cấp cho công ty.  Thực tế kiểm định trái nhàu Việt Nam nay đã không thua kém gì nhàu được trồng ở vùng Tahiti. 
Cây nhàu chữa huyết áp cao

Cây nhàu thường được người dân trồng trong vườn để làm thuốc, có tên khoa học là Morinda citrifolia L., họ cà phê (Rubiaceae).
Cây nhàu cao chừng 4 – 7m, thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng có da sần sùi, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt cây nhàu
Theo đông y, quả nhàu có tác dụng nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường, chữa lỵ, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm; rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, giảm đau nhức, hạ huyết áp, nhuận tràng và lợi tiểu; lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt (giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non hoặc sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ); vỏ cây nhàu dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.


Sau đây là tác dụng của cây nhàu.
- Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.
- Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.
Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
- Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
- Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
- Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.
- Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể…
Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe./.

Liên hệ mua hàng: 0907 28 55 46

CỎ LINH LĂNG - ALFALFA


CỎ LINH LĂNG - ALFALFA
Đây là một loài dược thảo có giá trị dinh dưỡng rất cao, 
có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và là một nguồn thuốc bổ tuyệt vời mà mỗi gia đình nên trồng tại nhà, vừa tạo khoảng xanh và vừa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Cỏ linh lăng (Medicago sativa) thuộc họ đậu, được người Ấn Độ gọi là alfalfa, người Ả Rập sử dụng làm thức ăn gia súc.
Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, B, D, E và khoáng tố bao gồm Ca, Fe, Mg, P, Cl, Na, K, đặc biệt là Si và Mn. Khảo sát của Viện nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy cỏ linh lăng có chứa lượng protein nhiều hơn 1,5 lần so với lúa mì và bắp; các protein quan trọng như arginin, lysin, thyrosin, theronin và tryptophan. Cỏ linh lăng còn chứa nhiều chất xơ, beta caroten và sắc tố, giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa.
Tăng cường sức khỏe:
Cỏ linh lăng tiêu biểu cho nhóm thực phẩm có tính kiềm, nó chứa khoảng 130 – 142 mg chất kiềm trong 100 g. Cỏ linh lăng có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và là một nguồn thuốc bổ. Cỏ linh lăng làm tăng sức khỏe, tăng sự cường tráng của cơ thể chống lão hóa.
Ở dạng nước ép, cỏ linh lăng có tác dụng tốt trên tim và động mạch vành tim. Dùng ở dạng lá tươi xay rồi ép lấy dịch, hiệu quả sẽ gia tăng hơn nếu uống chung với nước ép cà rốt.
Nước ép từ lá cỏ linh lăng có chứa nhiều chlorophyl rất hữu hiệu vì làm thông xoang mũi và cải thiện các bệnh đường hô hấp.
Sử dụng hạt cỏ linh lăng mỗi ngày sẽ tốt cho dạ dày, vì nó có tính kiềm nên trung hòa được dịch acid của dạ dày. Thường dùng ở dạng trà thêm tí hương vị bạc hà.
Mỗi ngày uống 6 – 7 tách trà từ hạt cỏ linh lăng sẽ rất tốt cho bệnh viêm khớp và hiệu quả sẽ rõ rệt sau 2 tuần.
Dịch ép cỏ linh lăng kết hợp với dịch ép cà rốt và rau diếp, uống mỗi ngày, kích thích tóc mọc và tăng trưởng mức độ đáng kể, sự kết hợp ba dược thảo trên đem lại nhiều chất dinh dưỡng giúp chân tóc khỏe mạnh và khó rụng.
Cách sử dụng:
– Dạng rau mầm như một loại xà lách giàu dinh dưỡng.
– Dạng nước ép của lá.

– Dạng trà được bào chế từ hạt khô và lá khô. Đun trà trong một nồi bằng men, đậy nắp kín, sau ½ đến 1 giờ, lọc ép lấy hết nước. Uống nóng hoặc lạnh, hoặc pha thêm mật ong cho vị thơm ngon hơn./.
Đường dây nóng: 0907 28 55 46

TỔNG HỢP MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÂY CHÙM NGÂY

TỔNG HỢP MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÂY CHÙM NGÂY

I. TÊN VÀ NGUỒN GỐC
- Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international) , Drumstick tree (US), Horseradish tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen. 

- Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae 

- Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life ) 

Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu ( Miracle Tree) .

Nguồn gốc : Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm ,nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh.
II. LỢI ÍCH , CÔNG DỤNG VÀ GIÁ TRỊ
Lợi ích và công dụng:

Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới , những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Cây Chùm Ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Điều Trị
Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. (Phytotherapy Research Số 21-2007).
Dinh Dưỡng: Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
- Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …vàVitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
- Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày. 
Cách dùng
Rau sống: lá tươi dùng trộn ăn sống như rau xà lách_ Nước sinh tố : xay 20gr lá chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường sữa uống như uống sinh tố_Nấu canh : 100gr lá moringa nấu chung với 50gr thịt bò hoặc heo , hoặc nấu chay với 100gr nấm.
Dưỡng da: tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp.
Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm)
( lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )
Lọc nước: Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005).
IV. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Cây thuộc loại đại mộc, có thể mọc cao 5 đến10m. Lá kép (có thể đến 3 lần= triple-pinnate) dài 30 - 60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối có 6 - 9 đôi. Hoa trắng, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ. Quả dạng nang treo, dài 25 - 30cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hòa Lan. Cây trổ hoa vào các tháng 1 – 2.
Thành phần hóa học 
Rễ chứa: Glucosinolates như 4-(alpha-L-rhamnosyloxy)benzyl glucosinolate (chừng 1%) sau khi chịu tác động của myrosinase, sẽ cho 4-(alpha-L-rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate. Glucotropaeolin (chừng 0.05%) sẽ cho benzylisothiocyanate.
Hạt chứa: Glucosinolates ( như trong rễ) : có thể lên đến 9% sau khi hạt đã được khử chất béo.Các acid loại phenol carboxylic như 1-beta-D-glucosyl-2,6-dimethyl benzoate.Dầu béo (20-50%) : phần chính gồm các acid béo như oleic acid (60-70%), palmitic acid (3-12%), stearic acid (3-12%) và các acid béo khác như behenic acid, eicosanoic và lignoceric acid..
Lá chứa: Các hợp chất loại flanonoids và phenolic như kaempferol 3-O-alpha-rhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-beta-glucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết với các rhamnoside hay glucoside.

V. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột khô của lá cây Chùm Ngây theo báo cáo ngày 17/7/1998 của Campden and Chorleywood Food Research Association in Conjunction.


BẢNG PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CỦA MORINGA
STT
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG/100gr
TRÁI TƯƠI
LÁ TƯƠI
BỘT LÁ KHÔ
01Water ( nước ) %
86,9 %
75,0 %
7,5 %
02calories
26
92
205
03Protein ( g )
2,5
6,7
27,1
04Fat ( g ) ( chất béo )
0,1
1,7
2,3
05Carbohydrate ( g )
3,7
13,4
38,2
06Fiber ( g ) ( chất xơ )
4,8
0,9
19,2
07Minerals ( g ) ( chất khoáng )
2,0
2,3
_
08Ca ( mg )
30
440
2003
09Mg ( mg )
24
25
368
10P ( mg )
110
70
204
11K ( mg )
259
259
1324
12Cu ( mg )
3,1
1,1
0,054
13Fe ( mg )
5,3
7,0
28,2
14S ( g )
137
137
870
15Oxalic acid ( mg )
10
101
1,6
16Vitamin A - Beta Carotene ( mg )
0,11
6,8
1,6
17Vitamin B - choline ( mg )
423
423
-
18Vitamin B1 - thiamin ( mg )
0,05
0,21
2,64
19Vitamin B2 - Riboflavin ( mg )
0,07
0,05
20,5
20Vitamin B3 - nicotinic acid ( mg )
0,2
0,8
8,2
21Vitamin C - ascorbic acid ( mg )
120
220
17,3
22Vitamin E - tocopherol acetate
-
-
113
23Arginine ( g/16gN )
3,66
6,0
1,33 %
24Histidine ( g/16gN )
1,1
2,1
0,61%
25Lysine ( g/16gN )
1,5
4,3
1,32%
26Tryptophan ( g/16gN )
0,8
1,9
0,43%
27Phenylanaline ( g/16gN )
4,3
6,4
1,39 %
28Methionine ( g/16gN )
1,4
2,0
0,35%
29Threonine ( g/16gN )
3,9
4,9
1,19 %
30Leucine ( g/16gN )
6,5
9,3
1,95%
31Isoleucine ( g/16gN )
4,4
6,3
0,83%
32Valine ( g/16gN )
5,4
7,1
1,06%

VI. SO SÁNH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG
BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG TRONG MỖI 100GR LÁ CHÙM NGÂY TƯƠI & KHÔ : (nguồn : http://www.moringatree.co.za/analysis.html)
  
• BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG

(Theo tư liệu tổng hợp mới nhất về cây Chùm Ngây của ZijaMoringaHealth.Com )

Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp. Những chất dinh dưỡng cần thiết để gìn giữ sức khỏe con người , chống giảm nguy cơ từ những chứng bệnh suy thoái, chữa trị bách bệnh thông thường. Những hình ảnh minh họa dưới đây là bảng so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm , những trái cây tiêu biểu thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và chuối nếu so sánh trên cùng trọng lượng:
Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam 
Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm.
Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt 
Vitamin A hoạt động như một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim , đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác..

Calcium 4 lần nhiều hơn sữa 
Calcium bồi bổ cho xương và răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương..
Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi 
Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể..
Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua 
Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ  at-xit A-min, thông thường at-xit A-min chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.
Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối 
Potassium là chất cần thiết cho óc và hệ thần kinh .
BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG ( nguồn khác):

VII. NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HOC VỀ CÂY CHÙM NGÂY
Chùm Ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính dược dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp. Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Phi Châu.. 

• Tính cách đa dụng của Moringa oleifera
Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của Moringa oleifera được thực hiện tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan :
Moringa oleifera Lam (Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics… 

• Hoạt tính kháng nấm gây bệnh
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá Chùm Ngây đến 44 hóa chất. (Bioresource Technology Số 98-2007).

• Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận : Thỏ cho ăn Chùm Ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hổn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy Chùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu..so với thỏ trong nhóm đối chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm Ngây hay Lovastatin : mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm Ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86-2003). 

• Các hoạt tính chống co-giật, chống sưng và gây lợi tiểu
Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm Ngây đã được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôi nhốt trong lồng. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ Rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36-1992). 

• Các chất gây đột biến genes từ hạt Chùm ngây rang chín
Một số các hợp chất các chất gây đột biến genes đã được tìm thấy trong hạt Chùm Ngây rang chín : Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile; 4 - hydroxyphenylacetonitri le và 4 - hydroxyphenyl-acetamide. (Mutation Research Số 224-1989).

• Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ Rễ Chùm Ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung. Hoạt tính estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung. 
Khi cho chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử . Tác dụng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology Số 22-1988). 

• Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm Ngây
4 (alpha-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây ( trong hạt Chùm Ngây còn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l (Planta Medica Số 42-1981).

• Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate
Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên chuột bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận .

• Dùng hạt Chùm ngây để lọc nước 
Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005).

VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI
• Mỹ: hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất.

• Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 

• Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cách
sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 

• Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán 

• Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.

• Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. 

Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý 
Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. 
Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. 
Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. 
Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. 
( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ)
Đường dây nóng: 0907 28 55 46

Feature (Side)

Tin-tức

© 2015 Moringa Long Giang. All rights resevered. Designed by Templateism